TRỤ SỞ CHÍNH

  • Lầu 1, Nhà hiệu bộ, 56 Hoàng Diệu 2, P. Linh Chiểu, TP.Thủ Đức, TP. HCM
  • (028) 38.971.641

Nội dung chương trình đào tạo

STT

Môn học (Học phần)

Nội dung cần đạt được của từng học phần (tóm tắt)

Khối lượng kiến thức

Học kỳ phân bổ

Lý thuyết

Thực hành/Bài tập

Khác

Cộng

  1. Kiến thức giáo dục đại cương

1

Triết học Mác- Lênin

Triết học Mác – Lênin là môn học cơ bản, cung cấp kiến thức chung nhằm trang bị thế giới quan duy vật khoa học và phương pháp luận biện chứng duy vật cho người học.

Môn học giúp người học xác định đúng vai trò, vị trí của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội.

Môn học góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, từng bước hình thành những giá trị văn hoá và nhân sinh quan tốt đẹp, củng cố lý tưởng, niềm tin vào con đường và sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội phù hợp trong vị trí việc làm và cuộc sống sau khi người học tốt nghiệp

 

2

1

0

3

1

2

Kinh tế chính trị Mác – Lê nin

Kinh tế chính trị Mác – Lê nin Mác – Lênin là môn khoa học kinh tế, là một bộ phận cấu thành của khoa học Mác – Lênin. Nó nghiên cứu các quan hệ xã hội của con người trong quá trình sản xuất, trao đổi, tiêu dùng của cải vật chất qua các giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội loài người. Thông qua đó, làm rõ bản chất của các quá trình và các hiện tượng kinh tế, tìm ra các quy luật vận động của nền kinh tế - xã hội

 

5/3

1/3

0

2

2

3

Chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác – Lênin, nghiên cứu những quy luật tất yếu của sự ra đời hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa; những vấn đề chính trị - xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới và trong đời sống hiện thực ở Việt Nam hiện nay

 

5/3

1/3

0

2

2

4

Lịch sử Đảng

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là môn học cơ bản, bao gồm 4 chương, cung cấp các kiến thức cơ bản về: sự ra đời của Đảng; quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng trong các giai đoạn; thành công, hạn chế, bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng, nhằm giúp người học nâng cao nhận thức, niềm tin đối với Đảng và khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công tác, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

 

5/3

1/3

0

2

4

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh là môn học cơ bản, bao gồm 6 chương, cung cấp các kiến thức cốt lõi về: sự hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam; Đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; Văn hóa, đạo đức, con người và sự vận dụng của Đảng Cộng sản trong cách mạng Việt Nam, giúp người học nhận thức được vai trò, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn

1

1

0

2

3

6

Toán cao cấp 1

Môn học trang bị các kiến thức toán cao cấp về đại số tuyến tính ứng dụng trong phân tích kinh tế. Nội dung bao gồm: ma trận, định thức; hệ phương trình tuyến tính; không gian vector Rn, phép biến đổi tuyến tính; chéo hóa ma trận và dạng toàn phương. Học xong môn học này, sinh viên có thể chuyển hóa các dạng bài toán kinh tế sang hệ phương trình hoặc ma trận để xử lý.

2

 

 

2

 1

7

Toán cao cấp 2

Môn học trang bị các kiến thức toán về giải tích ứng dụng trong phân tích kinh tế. Nội dung bao gồm: giới hạn, liên tục, đạo hàm và vi phân, tích phân của hàm số một biến số; giới hạn, liên tục, đạo hàm riêng và vi phân toàn phần, cực trị tự do và cực trị có điều kiện của hàm số nhiều biến số; một số dạng phương trình vi phân cấp 1, cấp 2. Học xong môn học này, sinh viên có thể áp dụng để thực hiện các tính toán trong kinh tế, xác định điểm tối ưu và giá trị tối ưu của hàm mục tiêu…

2

 

 

2

 2

8

Lý thuyết xác suất và thống kê toán

Lý thuyết xác suất và thống kê toán thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương. Môn học trang bị cho sinh viên nền tảng căn bản và các công cụ xác suất thống kê để tiếp cận với khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành. Giúp sinh viên bước đầu vận dụng kiến thức môn học trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính – ngân hàng, quản trị và hệ thống thông tin quản lý

2

1

0

3

3

9

Pháp luật đại cương

Lý luận về nhà nước và pháp luật là môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương. Môn học nghiên cứu về những vấn đề liên quan tới quy luật hình thành, phát triển và bản chất của nhà nước và pháp luật. Nội dung chính đề cập đến: các vấn đề lý luận và thực tiễn của nhà nước và pháp luật nói chung, tới nhà nước và pháp luật Việt Nam nói riêng; những khái niệm cơ bản của pháp luật như vi phạm pháp luật, quy phạm pháp luật….; hệ thống pháp luật và những thành tố cơ bản của nó.

Kết thúc môn học sinh viên cần hiểu được hành vi thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật từ đó có tinh thần trách nhiệm, ý thức tuân thủ pháp luật trong công việc và cuộc sống

2

0

0

2

2

Học phần tự chọn (sinh viên chọn 1 trong 2 môn theo 02 nhóm định hướng)

 

10a

Tâm lý học

Tâm lý học là môn khoa học xã hội, nghiên cứu các vấn đề về bản chất tâm lý người, phân loại các hiện tượng tâm lý người, sự hình thành và phát triển tâm lý – ý thức; phân tích các thành phần trong hoạt động nhận thức của con người, nghiên cứu các yếu tố trong đời sống tình cảm, ý chí và các thành tố tạo nên nhân cách cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành phát triển nhân cách con người

5/3

1/3

0

2

2

10b

Logic ứng dụng trong kinh doanh

Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về cơ sở toán học trong lập trình và mật mã như: logic, quan hệ, truy hồi, đồ thị, cây, mật mã công khai RSA, mã QR,... Sau khi học xong môn học, sinh viên có thể nắm vững kiến thức và kỹ năng suy luận để sử dụng trong các ngôn ngữ lập trình, thuật toán, mã hóa, cùng với việc áp dụng vào một số tình huống thực tế.

1

2/3

1/3

2

2

  1. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
    1. Kiến thức cơ sở ngành

1

Kinh tế học vi mô

Kinh tế học vi mô là môn học thuộc khối kiến thức cơ sở khối ngành. Môn học nhằm hướng đến các mục tiêu: (i) Cung cấp kiến thức nền tảng về kinh tế học nói chung và kinh tế học vi mô nói riêng; (ii) Thực hành một số kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng đọc, kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc nhóm.

 Để đạt được các mục tiêu trên, môn học sẽ cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản gồm: Mười nguyên lý kinh tế học; các lý thuyết về cung – cầu; các cấu trúc thị trường; lý thuyết hành vi của người tiêu dùng và của doanh nghiệp

2

1

0

3

1

2

Kinh tế học vĩ mô

Kinh tế học vĩ mô là môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức cơ sở khối ngành. Môn học nhằm hướng đến mục tiêu trang bị cho sinh viên: (i) hiểu biết về các khái niệm kinh tế vĩ mô cơ bản, cách thức đo lường các chỉ tiêu của nền kinh tế vĩ mô và mối quan hệ giữa chúng; (ii) hiểu biết về các chính sách của chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô. Để đạt được các mục tiêu trên, môn học gồm 8 chương, cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về kinh tế học vĩ mô, bao gồm: tổng quan về kinh tế học vĩ mô, dữ liệu kinh tế vĩ mô, sản xuất và tăng trưởng, hệ thống tiền tệ, tổng cầu và tổng cung, chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá, lạm phát và thất nghiệp, kinh tế học vĩ mô của nền kinh tế mở

2

1

0

3

2

3

Luật kinh doanh

Môn học gồm 5 chương, cung cấp các kiến thức cơ bản về kinh doanh, quyền tự do kinh doanh; Pháp luật về chủ thể kinh doanh; Pháp luật về hợp đồng trong  kinh doanh; Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh; Phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Ngoài ra, môn học Luật kinh doanh còn giúp sinh viên có khả năng nhận diện được các quy định của pháp luật để áp dụng cho việc tra cứu và sử dụng giải quyết các tình huống pháp lý phát sinh trong thực tiễn.

2

1

0

3

3

4

Quản trị học

Quản trị nguồn nhân lực là môn học thuộc khối kiến thức ngành. Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những năng lực cơ bản về quản trị nguồn nhân lực hiệu quả trong tổ chức. Nó chú trọng vào việc cung cấp sự hiểu biết các kiến thức hiện đại về quản trị nguồn nhân lực, nắm được các kỹ năng, công cụ sử dụng để thực hiện các chức năng quản trị nguồn nhân lực và ứng dụng trong phân tích, đánh giá các nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực, hành vi của nhân viên trong thời đại nền kinh tế toàn cầu. Sau khi học xong học viên có thể đạt năng lực, kỹ năng hoạch định nguồn nhân lực, xây dựng dự án phân tích công việc, các hoạt động tuyển dụng, đào tạo – phát triển, đánh giá thành tích và chiến lược đãi ngộ nhằm xây dựng một nguồn nhân lực hiệu quả, năng động đáp ứng yêu cầu của chiến lược kinh doanh của tổ chức

2

2/3

1/3

3

1

5

Nguyên lý Marketing

Môn học được xây dựng trên cơ sở các nguyên lý cơ bản của marketing. Đây là học phần thuộc kiến thức cơ sở ngành kinh tế. Môn học cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, khả năng nhận biết, hiểu và bước đầu áp dụng được những nội dung marketing cơ bản vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Người học cũng được giới thiệu những kiến thức cơ bản liên quan đến việc thu thập thông tin về thị trường, hiểu được hành vi của khách hàng, thực hiện được hoạt động phân khúc thị trường, xác định thị trường mục tiêu và biết cách triển khai bộ công cụ marketing để phục vụ nhu cầu của khách hàng mục tiêu, đồng thời mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

5/3

1

1/3

3

2

6

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Phương pháp nghiên cứu khoa học là môn học bắt buộc thuộc nhóm môn học kiến thức cơ sở khối ngành được xây dựng để cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về các phương pháp tiến hành hoạt động nghiên cứu một cách có hệ thống và mang tính khoa học.

Cụ thể, môn học sẽ giới thiệu cơ bản về vấn đề nghiên cứu, vai trò của nghiên cứu, cách thức xác định vấn đề nghiên cứu, thực hiện lược khảo tài liệu và các nghiên cứu trước có liên quan; đặt câu hỏi nghiên cứu; đạo đức trong nghiên cứu, cách trích dẫn và trình bày tài liệu tham khảo; thu thập số liệu và chọn mẫu; cách trình bày dữ liệu và lựa chọn thiết kế nghiên cứu với các dạng dữ liệu; cách viết đề cương và báo cáo nghiên cứu

2

1

0

3

4

7

Tin học ứng dụng

Môn học rất cần thiết, trang bị một số kiến thức, kỹ năng cần thiết giúp sinh viên khối ngành kinh tế - quản trị - quản lý của Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM sử dụng tốt máy tính phục vụ cho học tập, nghiên cứu và làm việc của mình. Sau khi học xong môn học, sinh viên nắm được các kiến thức, kỹ năng cơ bản, sử dụng được các phần mềm MS Word, MS Excel, SPSS, và các phần mềm khác để soạn thảo các văn bản chất lượng cao, lập được các bảng tính phức tạp, giải được một số bài toán trong phân tích tài chính, phân tích kinh doanh, phân tích dữ liệu và quản lý dự án, phục vụ trực tiếp cho học tập, nghiên cứu và làm việc sau này

2

0

1

3

3

8

Kinh tế lượng

Kinh tế lượng là môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương. Môn học sẽ cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về phương pháp ước lượng OLS, suy diễn thống kê và dự báo, cách kiểm định và lựa chọn mô hình.

Môn học này là tiền đề cho môn Kinh tế lượng nâng cao

5/3

2/3

2/3

3

3

9

Nguyên lý kế toán

Nguyên lý kế toán là môn học thuộc khối kiến thức cơ sở. Môn học sẽ cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về kế toán bao gồm: khái niệm, đối tượng, vai trò, các nguyên tắc và hệ thống các phương pháp của kế toán. Đồng thời vận dụng các kiến thức đó để thực hiện quy trình kế toán các nghiệp vụ kinh tế trong doanh nghiệp. Ngoài ra môn học cũng giới thiệu tổ chức công tác kế toán, các hình thức kế toán, hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp

2

1

0

3

4

10

Nhập môn ngành kế toán

Môn học giới thiệu cho sinh viên một số nội dung cơ bản như lịch sử hình thành và phát triển của ngành kế toán, chức năng ngành kế toán trong nền kinh tế.

Môn học giúp sinh viên nhận biết các kiến thức và một số kỹ năng cần thiết làm nền tảng cho các môn học chuyên ngành tiếp theo, đồng thời hình thành năng lực, kỹ năng thực hành nghề nghiệp của cử nhân ngành kế toán.

Môn học giới thiệu để sinh viên hiểu biết về chương trình đào tạo ngành kế toán, các tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực thực hành nghề nghiệp cần đạt được khi tốt nghiệp. Từ đó giúp người học hình thành thái độ tích cực, xây dựng được lộ trình/ kế hoạch học tập phù hợp và định hướng chọn nghề của mình một cách chủ động, hiệu quả.

Ngoài ra, môn học còn giới thiệu để sinh viên hiểu về môi trường hoạt động nghề nghiệp kế toán bao gồm các tổ chức liên quan nghề nghiệp, môi trường pháp lý. Từ đó giúp người học hình thành vai trò, trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp cần thiết phải tuân thủ trong công việc

1

0

1

2

3

11

Lý thuyết tài chính – tiền tệ

Lý thuyết tài chính tiền tệ là môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, bao gồm 14 chương, nhằm hướng đến các mục tiêu giúp sinh viên: hiểu và vận dụng được những vấn đề lý luận cơ bản về tiền tệ, tài chính và hệ thống tài chính; hiểu được cơ cấu tổ chức, chức năng, vai trò của hệ thống định chế tài chính trung gian, trong đó tập trung vào ngân hàng thương mại; hiểu và vận dụng được những lý luận cơ bản về lưu thông tiền tệ như: ngân hàng trung ương, cung cầu tiền tệ, lạm phát, chính sách tiền tệ.

Để đạt được các mục tiêu trên, nội dung của môn học đề cập những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính – tiền tệ như: tổng quan về tài chính – tiền tệ, ngân sách nhà nước; những vấn đề cơ bản về tín dụng, ngân hàng và thị trường tài chính; các lý luận về cung cầu tiền tệ, lãi suất, lạm phát và chính sách tiền tệ … Đây là những kiến thức cần thiết và quan trọng làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu các vấn đề về kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế, tài chính -  ngân hàng

5/3

1

1/3

3

2

12

Tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về nguyên lý tài chính doanh nghiệp; sinh viên sẽ được tiếp cận các nguyên lý và ứng dụng các mô hình tài chính để xử lý các bài tập cũng như nghiên cứu tình huống liên quan đến các quyết định tài chính chủ yếu trong doanh nghiệp, bao gồm quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định quản trị tài sản. Nội dung của môn học sẽ lần lượt đề cập đến các chủ đề như tổng quan về tài chính doanh nghiệp, giá trị của tiền theo thời gian, lợi nhuận và rủi ro, chi phí sử dụng vốn, hệ thống đòn bẩy và các lý thuyết về cơ cấu vốn. Ngoài ra, sinh viên còn được hướng dẫn sử dụng các phương tiện hỗ trợ xử lý số liệu như máy tính (calculator) và phần mềm excel

2

1

0

3

3

13

Kế toán tài chính

Môn học Kế toán tài chính là môn học thuộc khối kiến thức cơ sở. Môn học sẽ cung cấp cho người học những kiến thức kế toán các phần hành cụ thể tại doanh nghiệp sản xuất: kế toán vốn bằng tiền, kế toán các khoản thanh toán; kế toán các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, kế toán tài sản cố định, kế toán khoản phải trả người lao động); kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; kế toán đầu tư tài chính; kế toán xác định kết quả kinh doanh; kế toán nguồn vốn chủ sở hữu. Môn học giới thiệu những vấn đề cơ bản của từng phần hành như khái niệm, ý nghĩa, các nguyên tắc kế toán cơ bản; sau đó tìm hiểu quy trình kế toán từng phần hành bao gồm các bước: chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu và trình bày thông tin lên báo cáo tài chính. Môn học cung cấp kiến thức về báo cáo tài chính giúp sinh viên phân tích, đánh giá về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, dòng tiền của doanh nghiệp sản xuất

2

1

0

3

4

14

Tiếng Anh chuyên ngành Kế toán

Môn học được thiết kế nhằm trang bị cho sinh viên các thuật ngữ tiếng Anh liên quan đến lĩnh vực kế toán. Môn học cung cấp các bài đọc có độ dài vừa phải được trích từ các bài báo chuyên ngành với nội dung và thể loại đa dạng tạo điều kiện cho sinh viên tự tin phát huy kỹ năng sử dụng ngôn ngữ Anh trong môi trường hội nhập quốc tế

1

2

0

3

5

Học phần tự chọn (Sinh viên chọn 03 học phần thuộc 1 trong 2 nhóm định hướng; lưu ý: chọn hướng đúng với hướng lựa chọn ở kiến thức giáo dục đại cương)

15a

TTTC và các ĐCTC

Môn học này thuộc hệ thống kiến thức ngành Kế toán - Kiểm toán, là môn học bắt buộc trước khi vào học các môn chuyên ngành. Môn học cung cấp những kiến thức tổng quát về hệ thống tài chính, thị trường tài chính và các định chế tài chính, với các nội dung chính như: đặc điểm của các công cụ tài chính, cách thức tổ chức, hoạt động của các thị trường tài chính và các định chế tài chính như: ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư và một số tổ chức tài chính khác trong hệ thống tài chính

5/3

1

1/3

3

4

16a

Hoạt động kinh doanh ngân hàng

Hoạt động kinh doanh ngân hàng là môn học bắt buộc thuộc kiến thức ngành Tài chính Ngân hàng.

Môn học sẽ làm rõ sự khác biệt của hoạt động kinh doanh ngân hàng với các định chế tài chính khác; đồng thời, sẽ chi tiết hóa các kỹ năng xử lý tình huống cụ thể giúp sinh viên hiểu rõ hơn đặc trưng kinh doanh của ngành ngân hàng và nghiệp vụ ở từng vị trí nghề nghiệp tại ngân hàng. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là môn học bổ trợ kiến thức cho môn Marketing dịch vụ tài chính và Quản trị ngân hàng thương mại.

Nội dung chính của môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế hiện đại, giúp người học nắm vững kiến thức nền tảng trong kinh doanh ngân hàng, tạo điều kiện nghiên cứu sâu hơn về từng loại hoạt động của ngân hàng trong các môn học của chuyên ngành ngân hàng

2

1

0

3

4

17a

Thuế

Môn học gồm 7 chương, giới thiệu cho sinh viên hiểu và vận dụng hệ thống thuế của Việt Nam, trình bày những kiến thức cơ bản về thuế trên góc độ lý thuyết (kinh tế, chính trị và pháp lý), hướng dẫn sinh viên phương pháp tính thuế và thảo luận các vấn đề liên quan đến thuế đối với cá nhân, doanh nghiệp và xã hội từ đó sinh viên có thể thực hiện thuần thục tính thuế phải nộp trong các trường hợp, thích nghi với các tình huống thuế khác nhau trong thực tiễn. Thông qua môn học này, sinh viên có được thái độ đúng đắn trong các vấn đề về thuế, giải thích và đánh giá được các ảnh hưởng của thuế trong các mối quan hệ kinh tế cũng như trong đời sống xã hội, chia sẻ sự hiểu biết về thuế của mình đến cộng đồng. Đây là môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức ngành của chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán, là môn học tiền đề cho môn Kế toán tài chính

2

1

0

3

4

18a

Thẩm định giá tài sản

Thẩm định giá tài sản là môn học thuộc khối kiến thức ngành. Môn học nhằm cung cấp cho người học những kiến thức chuyên sâu về thẩm định giá trị tài sản cho nhiều mục đích khác nhau. Môn học này cũng trang bị kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính và có thái độ nghiêm túc trong công việc. Môn học bao gồm các chương như sau: Chương 1 trình bày tổng quan về thẩm định giá trị tài sản để làm nền tảng cho người học tiếp tục học tập ở những chương tiếp theo, bao gồm định nghĩa thẩm định giá, các định nghĩa có liên quan, đối tượng và các mục đích thẩm định giá, cơ sở giá trị và các nguyên tắc thẩm định giá, các cách tiếp cận và quy trình thẩm định giá; Chương 2 giới thiệu về thẩm định giá trị các bất động sản bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị bất động sản và các cách tiếp cận để thẩm định giá trị bất động sản; Chương 3 giới thiệu về thẩm định giá trị máy móc thiết bị bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị máy móc thiết bị và các cách tiếp cận để thẩm định giá trị máy móc thiết bị; Chương 4 giới thiệu về thẩm định giá trị doanh nghiệp bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp và các cách tiếp cận để thẩm định giá trị doanh nghiệp.

2

1

0

3

5

19a

Khởi nghiệp kinh doanh trong thời đại số

Môn học cung cấp cho sinh viên nền tảng kiến thức và kĩ năng ứng dụng từ các lĩnh vực về quản trị, tài chính, nhân sự, Marketing để hình thành ý tưởng và hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp. Nội dung bao gồm sáng tạo ý tưởng khởi nghiệp, lập kế hoạch khởi nghiệp và tổ chức hoạt động khởi nghiệp. Sau khi học xong, sinh viên có được khả năng: 1. Tìm kiếm và đánh giá ý tưởng; 2. Phân tích được thị trường và nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ; 3. Xây dựng được kế hoạch kinh doanh; 4. Triển khai thực hiện kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh; 5. Định hướng trở thành doanh nhân

5/3

1

1/3

3

5

20a

Thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế là môn học bắt buộc, thuộc khối kiến thức chuyên ngành trong chương trình đào tạo Tài chính ngân hàng, chuyên ngành Ngân hàng. Môn học đi sâu vào những nội dung : tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế và nghiệp vụ ngân hàng đại lý; kiến thức thương mại quốc tế liên quan phục vụ cho hoạt động thanh toán quốc tế như Incoterms, hợp đồng ngoại thương, chứng từ tài chính và chứng từ thương mại; kiến thức chuyên sâu về các phương thức thanh toán quốc tế bao gồm chuyển tiền (trả trước, trả sau, CAD), nhờ thu và tín dụng chứng từ

2

1

0

3

5

21a

Phân tích tài chính doanh nghiệp

Đây là môn học bắt buộc thuộc nhóm Ngành/Chuyên ngành, bao gồm 5 chương nội dung. Môn học giải thích và hướng dẫn sử dụng các mô hình phân tích nhằm đưa ra các kết luận đúng đắn về kết quả kinh doanh, sử dụng vốn và nguồn vốn, cơ cấu tài chính, quản trị vốn lưu động, các dòng tiền, hiệu quả sinh lời của vốn và khả năng thanh toán. Kết quả phân tích cung cấp thông tin hữu ích về “sức khỏe” của doanh nghiệp, là cơ sở việc đưa ra quyết định của chủ nợ, nhà quản trị và các chủ thể khác.

Ngoài ra, môn học cũng hướng dẫn người học cách thức thu thập và xử lý thông tin tài chính của các doanh nghiệp, ứng dụng Excel vào việc xử lý số liệu và lập các bảng phân tích. Với các tình huống doanh nghiệp thực tế, người học sẽ được hướng dẫn thực hành phân tích và viết báo cáo phân tích, qua đó trang bị cho người học kỹ năng cần thiết và hữu ích để hình thành và phát triển năng lực thực hành nghề nghiệp có liên quan

2

1

0

3

5

15b

Cơ sở lập trình

Học phần thuộc khối kiến thức đại cương, trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về kỹ thuật lập trình, định hướng phương pháp tư duy, kỹ năng lập trình trên ngôn ngữ lập trình bậc cao cụ thể.

2

0

1

3

2

16b

Phân tích dữ liệu kế toán với Python

Học phần này được thiết kế để giúp người học kế toán phát triển tư duy phân tích, có thể sử dụng các ngôn ngữ lập trình phân tích dữ liệu như Python để tự động hóa phân tích thống kê như tương quan, hồi quy tuyến tính dựa một lượng lớn dữ liệu kế toán để tìm ra thông tin chi tiết hữu ích cho người sử dụng thông tin kế toán.

1,5

1,5

0

3

4

17b

Trực quan hóa dữ liệu kế toán với Python

Học phần này cung cấp cho người học những kiến ​​thức cơ bản về trực quan hóa thông tin dựa trên dữ liệu kế toán, tập trung vào báo cáo và lập biểu đồ bằng cách sử dụng thư viện của Python; giúp người học hiểu biết các tiêu chuẩn và và sử dụng công cụ Python để chuyển tải dữ liệu kế toán thành hình ảnh trực quan phù hợp, hữu ích cho người sử dụng thông tin kế toán.

2

1

0

3

4

    1. Kiến thức ngành

1

Kiểm toán căn bản

Môn học này thuộc kiến thức ngành. Nội dung của môn học sẽ trang bị cho sinh viên một số kiến thức về các khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong kiểm toán; phân loại hoạt động kiểm toán theo các tiêu chí khác nhau; tiêu chuẩn của kiểm toán viên hành nghề; phương pháp và quy trình, kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán để trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch kiểm toán và trình bày ý kiến kiểm toán thích hợp. Từ đó sinh viên còn có khả năng nhận biết, giải quyết vấn đề và trau dồi kỹ năng liên quan trong khi thực hiện một cuộc kiểm toán

2

1

0

3

5

2

Hệ thống thông tin kế toán

Môn học này cung cấp kiến thức về hệ thống thông tin kế toán và ứng dụng hệ
thống thông tin kế toán vào hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, môn học sẽ trình bày khái quát về hệ thống thông tin kế toán, các kỹ thuật mô tả hệ thống thông tin kế toán, các quy trình xử lý nghiệp vụ chủ yếu trong một doanh nghiệp, kiểm soát nội bộ trong hệ thống thông tin kế toán. Từ đó, người học sẽ có kiến thức và kỹ năng để phân tích,
đánh giá chu trình kế toán trong doanh nghiệp; cải tiến và thiết kế một chu trình kế toán thích hợp trong hoạt động thực tế của doanh nghiệp

5/3

4/3

0

3

6

3

Kế toán ngân hàng

Môn học trang bị kiến thức cơ bản, nền tảng về các nghiệp vụ kế toán chủ yếu tại ngân hàng, giúp sinh viên có thể làm các công việc liên quan như kế toán tổng hợp ngân hàng, giao dịch viên ngân hàng, kiểm toán ngân hàng, kiểm soát nội bộ ngân hàng, kiểm toán nội bộ ngân hàng

2

1

0

3

6

4

Kế toán quốc tế

Môn học này cung cấp những kiến thức cơ bản của kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Cụ thể, nội dung môn học trang bị các kiến thức về Tổng quan kế toán quốc tế, Tổ chức lập qui trình soạn thảo ban hành chuẩn mực, Khuôn mẫu lý thuyết chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế (IFRS Framework), Hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế (IAS/IFRS)

2

1

0

3

6

5

Kế toán tài chính tại các doanh nghiệp đặc thù

Cung cấp kiến thức kế toán về các doanh nghiệp đặc thù như doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn, vận tải, xây lắp. Giới thiệu công tác kế toán của hoạt động kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp này, giúp người học tiếp cận các khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, các nguyên tắc kế toán cơ bản. Môn học giới thiệu quy trình kế toán từng phần hành riêng biệt và trình bày thông tin lên báo cáo tài chính của từng loại hình doanh nghiệp đặc thù trên

2

1

0

3

5

Học phần tự chọn (Sinh viên chọn 03 học phần thuộc 1 trong 2 nhóm định hướng; lưu ý: chọn hướng đúng với hướng lựa chọn ở kiến thức giáo dục đại cương)

6a

Kế toán công

Kế toán công là môn học thuộc kiến thức chuyên ngành. Môn học này cung cấp cho sinh viên kiến thức về đặc điểm, nội dung và quy trình tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị công. Cụ thể: môn học cung cấp kiến thức về kế toán vốn bằng tiền và các khoản đầu tư tài chính, kế toán hàng tồn kho và tài sản cố định, kế toán các khoản thanh toán, kế toán nguồn kinh phí và nguồn vốn khác, kế toán các khoản thu, kế toán các khoản chi, kế toán xác định kết quả kinh doanh và tổng hợp các thông tin lên báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán trong các đơn vị

2

1

0

3

6

7a

Hệ thống thông tin kế toán nâng cao

Môn học này cung cấp kiến thức về hệ thống thông tin kế toán và ứng dụng hệ thống thông tin kế toán vào hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, môn học sẽ trình bày khái quát về các chu trình xử lý nghiệp vụ chủ yếu trong một doanh nghiệp; phân tích, thiết kế, thực hiện và vận hành hệ thống thông tin kế toán; vận dụng các phần mềm kế toán để quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

5/3

1

1/3

3

7

8a

Kế toán quốc tế nâng cao

Môn học này cung cấp kiến thức về đối sánh chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế với chuẩn mực kế toán Việt Nam; trình bày và phân tích các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế mà Việt Nam chưa có chuẩn mực kế toán tương đương. Đồng thời, môn học cung cấp kiến thức về trình bày báo cáo tài chính, báo cáo tài chính hợp nhất có đối sánh với chuẩn mực kế toán Việt Nam; và trình bày các chính sách kế toán, sự thay đổi ước tính kế toán và sai sót theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

5/3

1

1/3

3

7

9a

Kế toán Ngân hàng nâng cao

Môn học trang bị kiến thức cơ bản, nền tảng về các nghiệp vụ kế toán liên quan đến các giao dịch nội bộ và một số nghiệp vụ cơ bản tại ngân hàng, giúp sinh viên có thể làm các công việc kế toán liên quan như kế toán tổng hợp ngân hàng, giao dịch viên ngân hàng, kiểm toán ngân hàng, kiểm soát nội bộ ngân hàng, kiểm toán nội bộ ngân hàng.

2

1

0

3

7

10a

Kiểm soát nội bộ

Môn học cung cấp kiến thức cho người học hiểu về tổng quan về kiểm soát nội bộ, gian lận và biện pháp ngăn chặn, phát hiện gian lận, các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm soát nội bộ đối với một số chu trình nghiệp chủ yếu của doanh nghiệp như chu trình mua hàng, chu trình bán hàng, chu trình thanh toán,... Sau khi học xong môn học, người học có thể hiểu, vận dụng và trau dồi các kỹ năng liên quan để đánh giá tính hữu hiệu và hiệu quả của các thủ tục kiểm soát liên quan đến chu trình kinh doanh chủ yếu của các đơn vị trong thực tiễn

2

1

0

3

6

6b

Kiểm toán công nghệ thông tin

Học phần này cung cấp kiến thức và kỹ năng về việc kiểm tra và đánh giá các ứng dụng phần mềm, cơ sở hạ tầng Công nghệ Thông tin (CNTT), việc sử dụng và quản lý dữ liệu, các chính sách, thủ tục và quy trình hoạt động CNTT so với các tiêu chuẩn hoặc chính sách đã được thiết lập. Kiểm toán viên sẽ đánh giá các thủ tục kiểm soát để đảm bảo hệ thống CNTT được vận hành đúng đắn và phù hợp với các mục tiêu của doanh nghiệp.

2

1

0

3

5

7b

Phân tích dữ liệu kế toán với Python nâng cao

Học phần này cung cấp kiến thức giúp cho người học hiểu cách dữ liệu tài chính và dữ liệu phi tài chính tương tác với nhau để dự báo các sự kiện, tối ưu hóa hoạt động và xác định chiến lược; người học sử dụng công cụ Python trong việc phân tích dữ liệu nhằm khám phá các dữ liệu báo cáo tài chính, mối liên hệ giữa dữ liệu tài chính và phi tài chính nhằm hỗ trợ các hoạt động ra quyết định kinh doanh, quản lý điều hành và kiểm toán.

2

1

0

3

5

8b

Học máy cho kế toán với Python

Học phần này giới thiệu các thuật toán (mô hình) học máy và ứng dụng của chúng trong các vấn đề kế toán bao gồm phân loại, hồi quy, phân cụm, phân tích văn bản, phân tích chuỗi thời gian. Học phần này đồng thời cũng giúp người học hiểu biết và khả năng sử dụng công cụ Python để thiết lập, đánh giá mô hình và tối ưu hóa mô hình khai phá dữ liệu để giải quyết các vấn đề khác nhau dựa trên dữ liệu tài chính, kế toán.

2

1

0

3

5

9b

Chuỗi khối ứng dụng trong tài chính, kế toán

Môn học cung cấp lý thuyết nền tảng và các kỹ thuật chính sử dụng trong công nghệ Block-chain nhằm giúp cho người học có cái nhìn tổng quan về công nghệ Block-chain ứng dụng trong tài chính, kế toán; có thể sử dụng các công cụ để phân tích dữ liệu tài chính, kế toán dựa trên nền tảng Block-chain.

2

1

0

3

6

    1. Kiến thức chuyên ngành

1

Kế toán Chi phí

Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quản trị chi phí của doanh nghiệp, bao gồm: phương pháp xác định chi phí và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế; xác định chi phí và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính; xác định chi phí và tính giá thành sản phẩm theo chi phí định mức; xác định chi phí theo mức độ hoạt động; và phân tích biến động chi phí. Ngoài ra, môn học cũng cung cấp kỹ năng phân tích, đánh giá và giải quyết những vấn đề liên quan đến biến động doanh thu và biến động kết quả kinh doanh cho các nhà quản lý

2

1

0

3

6

2

Kế toán quản trị

Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kế toán quản trị; nhận diện và phân loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau; phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận; lập dự toán ngân sách; đánh giá trách nhiệm quản lý và định giá bán sản phẩm; ứng dụng thông tin thích hợp trong việc ra quyết định của nhà quản trị

2

1

0

3

5

3

Kế toán tài chính nâng cao

Kế toán tài chính nâng cao là môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành. Môn học này cung cấp những kiến thức và kỹ năng về phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất (cụ thể Báo cáo tình hình tài chính và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh), cũng như xử lý các vấn đề kế toán trong các trường hợp: sai sót trong kế toán, thay đổi chính sách kế toán và ước tính kế toán, các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Thông qua môn học này, sinh viên có thể lập và trình bày các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính hợp nhất, bên cạnh đó ứng dụng kiến thức giải quyết các tình huống kế toán trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và phân tích báo cáo tài chính, kiểm soát hoạt động

2

1

0

3

7

4

Kiểm toán doanh nghiệp

Môn học giúp người học hiểu về đặc điểm, rủi ro, kiểm soát nội bộ và các thủ tục kiểm toán đối với các khoản mục chủ yếu trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp như: Tiền và tương đương tiền, Hàng tồn kho và giá vốn hàng bán, Doanh thu và Nợ phải thu, Tài sản cố định và chi phí khấu hao, Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Sau khi học xong môn học, sinh viên có thể hiểu, vận dụng và trau dồi các kỹ năng liên quan để có thể thực hiện các thủ tục kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

2

1

0

3

7

5

Kiểm toán ngân hàng

Môn học này trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng về việc nhận biết các đặc điểm nghiệp vụ và giải thích các rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung, cũng như những rủi ro trong mỗi quy trình nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng ảnh hưởng đến hoạt động kiểm toán ngân hàng. Môn học cũng giúp sinh viên giải thích và phân tích tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ đối với mỗi quy trình nghiệp vụ chủ yếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Từ đó, giúp sinh viên có kiến thức và kỹ năng để lên kế hoạch và xem xét các thủ tục kiểm toán đối với các khoản mục liên quan đến các quy trình nghiệp vụ chủ yếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

5/3

1

1/3

3

7

6

Thực tập tốt nghiệp

Thực tập tốt nghiệp là học phần thực hành các hoạt động thực tiễn liên quan đến lĩnh vực kế toán - kiểm toán tại đơn vị thực tập trong thời gian 12 tuần. Trong quá trình thực tập, sinh viên sẽ tìm hiểu, ghi chép và nghiên cứu các hoạt động nghiệp vụ tại cơ sở thực tập. Sau thời gian thực tập, sinh viên sẽ viết Báo cáo thực tập về thực trạng hoạt động nghiệp vụ của đơn vị thực tập, so sánh với lý thuyết đã học và đưa ra các kiến nghị, giải pháp phù hợp với thực trạng của đơn vị và cải tiến, cập nhật nội dung các môn học. Thông qua quá trình thực tập, sinh viên được tiếp cận hoạt động thực tế nhằm hoàn thiện và bổ sung kiến thức chuyên môn. Đồng thời, sinh viên có cơ hội trau dồi các kỹ năng và xây dựng thái độ làm việc phù hợp với môi trường nghề nghiệp thực tế

0

0

3

3

8

7

Khoá luận tốt nghiệp

Học phần này trang bị cho người học các kiến thức và các kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học, vận dụng các kiến thức kế toán, kiểm toán đã học để hoàn thành đề tài nghiên cứu đã chọn

0

0

9

9

8

KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN

Liên hệ

  • TRỤ SỞ CHÍNH

    Lầu 1, Nhà hiệu bộ, 56 Hoàng Diệu 2, P. Linh Chiểu, TP.Thủ Đức, TP. HCM

    (028) 38.971.641

    khoaktkt@hub.edu.vn

Liên kết mạng xã hội

Facebook Page